Kim sa tùng (Baeckea Frutescens bonsai)

Kim sa tùng là cây cảnh có thể khai thác bất cứ mùa nào cũng được, nhưng thời điểm tốt nhất là khi cây đang ra lá non, lúc đó khai thác thì tỉ lệ sống của cây sẽ cao hơn. Khi khai thác cây kim sa tùng ta nên để bầu nhỏ, ở đây tại sao ta nên để bầu nhỏ? Là vì nếu để bầu quá to khi trồng cây thì cây sẽ sống nhưng sau một thời gian thì cây sẽ chết vì bị nghẹt rễ, thứ hai là bầu to thì khó để cây vào chậu, bầu to đẫn đến nặng nề nên ta không thể khai thác được nhiều cây cùng một lần, nếu khai thác mà không để bầu thì tỉ lệ sống của cây rất thấp, uổng công khai thác.

Sau khi đào và tạo bầu đất nhỏ xong ta nên tiến hành buộc bầu cẩn thận để tránh vỡ bầu. Kim sa tùng phát triển trong tự nhiên có chi cành thường rất đẹp nên anh em thường tiếc không cắt bỏ, điều này rất sai lầm vì cây sẽ bị đuối và chết dần, khi khai thác cây ta nên để lại thật ít lá hoặc là không có lá. Sau khi khai thác và mang cây về trồng vào chậu thì ta nên trộn cát sông và một ít tro trấu, che mát cho cây bằng lưới che lan.

Lưu ý: Khi che mát cho cây nhưng phải có ánh nắng nhẹ để có thể cây quang hợp, nếu thiếu ánh nắng mầm cây sẽ phát triển rất yếu và ta khi đưa ra nắng thì cây dễ bị chết. Sau khoảng 1 tháng mầm sẽ phát triển rất mạnh, lúc này ta đưa cây ra nắng dần, trong vòng 6 tháng thì cây sẽ phát triển rất tốt.

Một vấn đề tối quan trọng mà chúng ta thường hay gặp là khi cây đang phát triển tốt tự nhiên bị lì và bỏ chi dần rồi chết, lí do là chất trồng không phù hợp. Vậy phải khắc phục thế nào? Sau 6 tháng ươm cát nên thay chất trồng mới bằng sỏi hạt nhỏ trộn xơ dừa thì sẽ khắc phục được điều này. Thực ra thời gian 6 tháng chỉ có giá trị tương đối, khi nào cây chững lại ít phát triển là thay chất trồng mới được rồi, lúc này nếu nắm cổ nhổ lên anh em sẽ thấy rễ non rất nhiều nhưng không mọc dài, lý do là nhiều đất cát quá bí rễ không phát triển nổi. Khi thay qua sỏi hạt nhỏ anh em sẽ thấy sự thay đổi bất ngờ, cây phát triển tốt rõ rệt, lúc này ta nên bón nhiều phân cho nó, sa tùng rất thích phân hữu cơ như phân bò hoai, dyamic,...

Cây kim sa tùng chỉ khó ở giai đoạn đầu mới khai thác, nhưng nếu cây đã vượt qua được giai đoạn này rùi thì vật cũng không chết nổi, nhổ lên thay chậu cũng không sao cả. Kim sa tùng là loài cây ưa nước và nắng, nên để cây nơi nắng nhiều nhất có thể, tưới nước nhiều.

Sa tùng rất dễ tính, tại Việt Nam nó có thể phát triển cả miền Bắc, Trung, Nam. Sa tùng chịu lạnh rất tốt. Khi uốn tỉa nên làm lúc cành còn nhỏ vì để to sẽ rất giòn, uốn nhẹ nhàng.Đối với những cành non cắt hết lá trên 1 cành thì nó vẫn nảy mầm mạnh, chỉ có những cành già mà ta cắt hết lá thì nó dễ bỏ chi.

Một bí kíp nhỏ nữa là sa tùng mới đánh về ta quấn vải quanh gốc giữa ẩm gốc sẽ tăng khả năng sống, trong quá trình nuôi cây cũng nên quấn vải,nhờ ẩm ướt rễ sẽ ra rất mạnh quanh gốc giúp cải thiện bộ rễ.

Bonsai - Kết nối đam mê

Sưu tầm

Nhận xét