Mai chiếu thủy  có tên khoa học: Wrightia religiosa. Cây mai chiếu thủy là cây thân gỗ mềm, hoa nở từng chùm màu trắng. Hoa mai chiếu thủy không hướng lên trên mà hướng xuống đất, hoa có mùi thơm thoảng nhẹ.

Cây mai chiếu thủy có nhiều giống cây khác nhau như thường được trồng làm cây bonsai trang trí sân nhà hoặc trồng chậu cắt tỉa hình dáng đẹp trang trí sảnh, sân vườn…

  • Mai chiếu thủy lá lớn
  • Mai chiếu thủy nu mặt quỷ
  • Mai chiếu thủy lá trung
  • Mai chiếu thủy trung nu
  • Mai chiếu thủy nu gò công
  • Kim thanh mai
  • Mai chiếu Thủy lá tứ.....

Cách nhân giống mai chiếu thủy:

a). Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức và đặc biệt là có thể tạo ra một cây mai chiếu thủy cổ thụ lớn cho sân vườn trong tương lai. Tuy nhiên, cây mai thường hiếm khi có bộ đế đẹp…).

b). Nhân giống vô tính Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ. Cách này có ưu điểm là cây có bộ rễ đẹp, nhanh có những sản phẩm Bonsai mini, Bonsai nhỏ.

Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy:

Bón phân: sau mỗi đợt cắt tỉa ta nên bón phân nhằm giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Các loại phân hữu cơ truyền thống thường là: phân bò hoai, phân trùng đỏ, phân dynamic, bánh dầu…hoặc bạn cũng có thể bón một số phân vô cơ cho cây bonsai mai chiếu thủy như: NPK16.16.8, DAP…
Cây bonsai mai chiếu thủy sẽ cho ra những bông hoa đẹp nếu như có tỉ lệ phân bón phù hợp. Đối với phân hữu cơ ta nên bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vô gốc một lớp dày khoảng 1cm. Đối với phân hạt, phân vô cơ trước khi bón ta cũng phải bón liều lượng thích hợp so với tuổi thọ của cây nhằm tránh tổn hại đến cây. Để cây bonsai mai chiếu thủy hấp thu được tốt ta có thể bón luân phiên giữ các loại phân và tưới nước đầy đủ ở mỗi lần bón.
 

Để cây ra hoa đúng ý muốn

+Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).

+Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây.

+Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa.

+Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 20-40 ngày. Chờ khi lá mai chiếu thủy già, hơi ngả màu vàng ta ngắt hết lá, vệ sinh cây, rễ lộ thiên và mặt đất. Chờ sau 3 tuần cây ra lá non và trổ bông.

Sâu bệnh

Về sâu bệnh, cây mai chiếu thủy có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái đặc biệt là kiến làm tổ, đục thân mai chiếu thủy.

 

Nhận xét