Thời điểm thích hợp nhất để quấn dây là khi cây đang phát triển mạnh và thành thục. Đó là lúc đợt lá non bắt đầu chuyển sang màu xanh đậm, thông thường ở miền Bắc là đầu hè và giữa thu. Trong giai đoạn này chi cành đã tương đối cứng cứng cáp, nếu có bị dập thì cũng nhanh chóng lành lặn.
Bên cạnh đó, ta không nên quấn dây khi trời mưa. Lý do là cây đang tích nước nhiều trong thân dễ bị dập, nứt khi uốn. Bạn cũng có thể cắt nước vài ngày cho cây héo bớt đi uốn sẽ dễ, nhưng đây là việc làm nguy hiểm, cần phải tùy vào tình hình thời tiết và loại cây cụ thể mới có thể quyết định được.

Ưu điểm của phương pháp quấn dây:

  1. Nhanh chóng định hình cây hơn nhiều so với phương pháp cắt giật.
  2. Nếu làm đúng kỹ thuật từ khi cành còn nhỏ thì có thể tạo được những “co” ấn tượng không kém gì cắt giật.
  3. Là phương pháp bắt buộc với cây lá kim, bởi cây lá kim khó phát nhánh nên chẳng ai cắt giật cả!

Nhược điểm của phương pháp quấn dây:

  1. Không áp dụng được với cành lớn
  2. Tốn tiền mua dây!

Chọn mua dây quấn

Dây quấn có thể mua tại hàng sắt, cửa hàng dụng cụ cây cảnh hoặc chỗ người ta quấn lại động cơ điện hỏng. Mua loại dây đồng tái sử dụng từ động cơ điện là rẻ nhất.
Thường có sẵn loại dây đồng và dây kẽm [ dây chì – nhôm]. Dây chì thường dễ dàng cho những người mới tập, và có thể tái sử dụng. Loại dây có quấn vải vòng quanh thì dễ gây nấm mốc ở vùng mưa nhiều nhưng lại có ưu điểm là bảo vệ cây không bị bỏng khi trời nắng to. Ở miền Bắc mình thấy nên dùng loại quấn vải xung quanh là tốt nhất.
Dây đồng thường khó sử dụng hơn, cần sự khéo léo hơn, nhưng cũng dễ dàng thực hiện những thao tác khó hơn trên chi cành.
+ Lưu ý: Dây sắt gây độc hại cho 1 số loại cây lá kim, thép gây ra một phản ứng với nhựa cây, gọi là bệnh “ Blackrot” nhanh chóng lây lan ra toàn thân cây gây chết cây. Đồng cũng khá độc hại cho loài Đỗ Quyên.

Nguyên tắc quấn dây cơ bản

* Nên quấn dây theo 1 góc 45 độ so với chi cần quấn.
* Đối với cành nhỏ, luôn dùng tay tỳ lên dây chứ không tỳ lên cành để tránh dập cành.
* Sau khi quấn dây xong hãy làm một cái “khóa” ở đầu tránh cho khỏi tuột khi bị gió.
* Thông thường, bạn cần dây có đường kính bằng 1/3 đường kính cành và độ dài gấp 1,5 lần cành cần uốn.
* Luôn bắt đầu quấn dây từ chi to nhất rồi mới tới chi nhỏ hơn.

Hình dưới đây chỉ là chụp hình cho bạn thấy rõ, còn khi quấn thật thì 1 tay luôn phải đỡ vào dây, tay kia hơi kéo dây căng 1 chút để có độ miết sát vào cành.

Các kiểu quấn dây

Cách quấn dây chắc chắn nhất và tiết kiệm dây quấn nhất là quấn dây 2 cành gần nhau như sau. Bạn lưu ý tới chiều quấn dây sao cho khi uốn thì dây siết chặt vào cành.


Nếu chỉ có một cành duy nhất để cuốn thì cần cố định chắc chắn 1 đầu.
quấn dây để uốn 1 cành duy nhất


Nếu uốn cành theo hướng khác mà tại điểm uốn có cành phụ thì ta có thể vòng ngược dây như sau.



Một số lỗi hay gặp khi quấn dây.

Quấn sai chiều

Cách uốn chi sau khi quấn dây

Để cây được tự nhiên thì bạn cứ việc uốn theo cảm ứng của bạn lúc làm. Tuy nhiên nên uốn theo hình lò xo, nhìn cành sẽ có chiều sâu và tự nhiên. Tuyệt đối không uốn theo một mặt phẳng 2 chiều.
Từ hình lò xo cơ bản, bạn hãy sáng tạo thêm ra: co tam giác, co vuông, co nhỏ bên trong co lớn v.v

Tháo dây

Tháo dây khi dây khi dây bắt đầu hơn ăn 1/3 đường kính dây vào vỏ cây. Đó là lúc thích hợp nhất bởi chi cành đã tương đối định hình. Đừng tháo dây quá muộn sẽ để lại những lằn rất xấu và khó khắc phục.
Khi gỡ dây có thể dùng kìm hoặc máy cắt dây ra 1 cách nhẹ nhàng, tuyệt đối tránh tác động đến vỏ cây. Gỡ từ ngọn trở về gốc ngược lại với quá trình quấn dây. (Loại kìm mình dùng là kìm thợ điện mua ngoài hàng sắt có mấy chục nghìn, dùng hơi đau tay nhưng rẻ hơn nhiều so với kìm chuyên dụng của thợ làm cây có giá hơn triệu bạc!)

 

Theo: https://bonsaininhbinh.com

Nhận xét