Cây nguyệt quế là loại cây thân gỗ, cho lá xanh và hoa thơm quyến rũ, cây được nhiều người yêu thích không chỉ vẻ đẹp hoang sơ mà ở ý nghĩa của loại cây này, là biểu tượng của sự chiến thắng, tài lộc và còn về mặt tâm linh. 

Tên khoa học là Murraya paniculata 

Cây thuộc họ Rutacaea (họ Cam), có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới.

Ở Việt Nam, cây nguyệt quế thường mọc ở các khu rừng, gần suối nước, những nơi có độ ẩm cao. 

Đặc điểm hình thái:

Cây Nguyệt Quế là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2m đến 8m, dáng đẹp, vỏ thân nhẵn, màu trắng vàng nhạt, lá kép lông chim lẻ, mọc cách

dạng bầu dục thuôn, gốc nhọn, màu xanh lục bóng, nhẵn có đốm tuyến rất nhỏ, dai, thơm, gân nổi giữa rõ, gân bên mảnh.

Hoa nguyệt quế lớn, hoa có màu trắng vàng nhạt, thơm (đặc biệt vào ban đêm), cụm hoa chùy nhỏ ở nách lá hay đầu cành, hoa nở quanh năm.

Cây có quả mọng màu đen, gốc có đài còn lại đầu nhọn, bên trong có chứa hạt.

 

Cây nguyệt quế có đường thân xoắn tự nhiên tuyệt đẹp ở Cai Lậy đã có Khách trả hơn 10 tỷ không bán

Với vẻ đẹp hoang sơ, hoa thơm làm quyến rũ lòng người nên trong thời gian qua, cây nguyệt quế được nhiều người ở khắp mọi nơi tìm mua với nhiều mục đích khác nhau:

+ Làm cảnh: Cây cho hoa đẹp thường được trồng trước cửa nhà, trong chậu, trang trí sân vườn, tạo tiểu cảnh, trong công viên, các con đường, lối đi..

+ Làm thuốc: Một số tài liệu y học cho thấy nguyệt quế được dùng để chữa bệnh rất tốt như giảm đau chống viêm nhiễm, chống oxi hóa,...

+ Là nguồn cung cấp 1 loại gia vị trong ẩm thực, lá cây nguyệt quế được dùng để tạo hương vị trong nấu ăn.

+ Theo quan niệm của một số người thì cây nguyệt quế có thể trừ tà ma, xua đuổi cái xui cái xấu.

Ngoài ra nguyệt quế được xem là biểu tưởng của sự chiến thắng, cây được sử dụng làm vòng nguyệt quế để thưởng cho người chiến thắng trong các cuộc thi đấu Pthia và Olympic của người Hy Lạp cổ đại.

Chính vì vậy, nhiều gia dình trồng cây nguyệt quế trong nhà với ước mong con cháu sẽ thành danh, gặp nhiều may mắn, gặt hái nhiều tài lộc.

Cây Nguyệt Quế ra hoa quanh năm, chỉ cần bón phân, tưới nước hàng ngày và đặt cây nơi đầy đủ ánh sáng là cây ra hoa thường xuyên. 

ảnh - Mr Hào Bonsai - Là một trong những cây Nguyệt Quế Đẹp

Yêu cầu sinh thái:

+Đất: Đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.

+Nước: Cây cần nhiều nước

+Nhiệt độ: Cây có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC -29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC.

+Ánh sáng: Không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp vào buổi sáng và buổi chiều tối, ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

+Độ ẩm: Cây cần độ ẩm cao.

+Dinh dưỡng: Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ.

+Cách nhân giống: Có 4 phương pháp thường áp dụng: Gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành.

Hoa nguyệt quế

 Một số lưu ý: 

+ Sang chậu và thay đất:

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây có hiện tượng:

Cây không còn tươi tắn, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng, đọt phát triển kém.

Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Dùng liềm gọt bầu xén từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ phần đất và rễ ở gần thành chậu, Lớp dưới đáy chậu và tiến hành trồng lại.

 

Liềm cắt bầu - Dụng cụ cắt bầu thay chậu cây Bonsai

Nhận xét